Thứ Ba, 13 tháng 9, 2016

Trẻ bị bại não – Dấu hiệu nhận biết trẻ bị bại não chính xác nhất

Trẻ bị bại não
Trẻ bị bại não là một trong những vấn đề khiến cha mẹ vô cùng lo lắng ở giai đoạn nhũ nhi. Vậy dấu hiệu nhận biết  trẻ bị bại não và cách điều trị như thế nào để có thể khắc phục tình trạng này một cách tốt nhất.


Trẻ bị bại não
Trẻ bị bại não là một trong những vấn đề khiến cha mẹ vô cùng lo lắng ở giai đoạn nhũ nhi

1.Bệnh bại não là gì?

Bại não tình trạng bệnh lý mạn tính ảnh hưởng đến sự kiểm soát các vận động cũng như tư thế. Do một phần nào đó của bộ não bị tổn thương nên trẻ bệnh không thể cử động các cơ được vùng não đó điều khiển một cách bình thường được.

Bại não do bất kỳ nguyên nhân nào cũng để lại những hậu quả đa dạng bao gồm những bất thường về vận động, giác quan, tâm thần và hành vi, trong đó rối loạn về vận động là chủ yếu. Một khi não của trẻ bị tổn thương nó sẽ khó có khả năng phục hồi lại. Tuy nhiên, trẻ bị bại não  nếu phát hiện sớm và dùng các kỹ thuật phục hồi, điều chỉnh tư thế và các rối loạn khác sẽ giúp cho trẻ phát triển tốt hơn.

2.Dấu hiệu nhận biết trẻ bị bại não sớm nhất

  1. Trẻ sơ sinh bị bại não

– Trẻ bị bại não  rất yếu hoặc mềm nhẽo sau khi đẻ, nhất là sau các liên quan đến sản khoa như đẻ khó, đẻ ngạt tím, ngạt trắng, đẻ non tháng, đẻ già tháng, đẻ thiếu cân, mổ đẻ…

– Trẻ không mút, không bú, hay sặc sữa, đùn sữa và thức ăn, lè lưỡi ra ngoài hoặc rụt lưỡi vào trong.
– Trẻ có đầu bé nhọn hoặc đầu to quá cỡ và ngày càng to ra theo năm tháng với các thóp và khớp sọ giãn rộng.
– Trẻ bị bại não  có khuôn mặt tròn, mắt xếch, lưỡi to, dày
– Trẻ có biến dạng ở hộp sọ, thay đổi cấu trúc giải phẫu ở tai, mắt, như dị dạng vành tai, lác mắt, sụp mi, rung giật nhãn cầu…, dị dạng cột sống, thoát vị tủy sống…
– Các rối loạn về tâm thần: hoặc la hét kích thích, quấy khóc suốt ngày đêm, hoặc li bì, kém linh hoạt, đáp ứng yếu ớt, khóc rên khi bị kích thích đau…
– Các dị tật hoặc mất chức năng ở tứ chi: tay chân hoặc mềm yếu không cử động được hoặc co cứng ở tư thế gấp hoặc xoay trong hoặc đổ ra ngoài. Bàn tay nắm chặt, ngón tay cái gập khép chặt

– Trẻ có các tư thế bất thường hoặc cổ mềm rũ, lưng yếu, các khớp yếu, cơ yếu, chậm ngẩng đầu, nâng tay, không giữ được thăng bằng, không giữ được ở tư thế sinh lý; hoặc bị co cứng, ngửa cổ, ưỡn lưng, gập lưng, xoắn vặn chi, cứng khớp, co cứng cơ, khi bị kích thích hoặc đặt bế nằm ở một tư thế nhất định càng co cứng hơn.

Các dấu hiệu ở trẻ lớn:

– Dễ nhận biết nhất ở trẻ bị bại não  là các rối loạn dáng đi như đi lệch, đi với hai đầu gối chụm khép chặt vào nhau kèm theo co cứng cơ
– Chỉ đứng trên các đầu ngón chân, duỗi cứng hai bàn chân, đi bằng cả hai mũi chân. Đi xiêu vẹo, run rẩy không vững, dễ bị ngã
– Tập đi muộn, đi lạch bạch, hay ngã, bàn chân phẳng.

– Chậm hơn các trẻ khác cùng lứa tuổi trong các bước phát triển: lẫy, bò, ngồi, đứng, đi. Thờ ơ kém nhận thức, như không biết lạ quen, không biết biểu lộ tình cảm, chậm nói, không đáp ứng với tiếng gọi, tiếng động, đến 3 tuổi mà vẫn chưa nói được tất cả.

2.Nguyên nhân khiến trẻ bị bại não

  1. Trẻ bị bại não do sinh non : nguyên nhân hàng đầu gây bại não ở Mỹ chiếm 40-50 %. Tuổi thai 32-37 tuần nguy cơ bại não tăng gấp 5 lần, dưới 28 tuần nguy cơ co thể tăng lên gấp 50 lần.

  1. Trẻ bị bại não do đa thai: sanh đôi nguy cơ bại não tăng gấp 4 lần, sanh ba nguy cơ này gấp 18 lần.

  1. Đủ tháng :
       Mẹ bị nhiễm khuẩn trước sanh.
       Bất thường của não.
       Sanh ngạt.
       Vàng da nhân.
       Rối loạn chuyển hoá.
4.4.Sau sanh :
       Viêm não, màng não.
       Chấn thương.
       Xuất huyết não.

3.Điều trị cho trẻ bị bại não

  1. Châm cứu cho trẻ bị bại não
Châm cứu là một trong những cách chữa bệnh trẻ bị bại não  khá hiệu quả. Sử dụng biện pháp châm cứu nhằm tác động kích thích các huyệt, dưỡng khí, thông kinh lạc bằng các phương pháp điện châm, thủy châm, kết hợp xoa bóp, bấm huyệt và giáo dục hòa nhập cho trẻ.

Tùy theo tình trạng sức khỏe, bệnh tật mà trẻ bị bại não  có những tiến triển nhanh chậm khác nhau. Mỗi đợt điều trị kéo dài 1 tháng, sau khi nghỉ 15-30 ngày lại tiến hành đợt 2. Mỗi năm chỉ nên điều trị 3-4 đợt. Có trường hợp chỉ sau 1 đợt là vận động được, có trường hợp 3-4 đợt châm cứu thì nói được, đi được và giảm co giật.

Các kết quả nghiên cứu cho thấy có hơn 4.000 trẻ bị bại não  điều trị bằng phương pháp châm cứu từ 2009-2011 thì 18-21% trẻ khỏi hoàn toàn (đi lại, nói, đi học, hòa nhập tốt), 60-75% cải thiện rõ rệt (ngồi vững, bò, đứng vịn, đứng, đi men, nói thêm từ, hiểu lời nói) và chỉ 1-5% trẻ không có kết quả do chịu nhiều ảnh hưởng của các bệnh lý khác.

Như vậy có thể khẳng định rằng châm cứu cho trẻ bại não đang là một phương pháp chữa bệnh bại não rất đáng để thử, hi vọng rằng nó sẽ đem lại tiếng cười trẻ thơ trong ngôi nhà của bạn.

  1. Vật lý trị liệu chữa trẻ bị bại não
Vật lý trị liệu thường được dùng để hỗ trợ cho phương pháp tế bào gốc trong điều trị bệnh bại não. Vật lý trị liệu chữa bệnh bại não cần chú ý những điều sau.

  2.1. Cần tiến hành dựa trên quy trình phát triển vận động của trẻ bị bại não
Chức năng vận động của trẻ được phát triển theo hướng dần dần từ đầu đến chân, vì vậy khi bắt đầu tập luyện bạn nên bắt đầu từ phần đầu, sau đó phần thân và tay, cuối cùng mới đến hai chân.

         2.2. Cần tiến hành đồng thời sự ức chế và thúc đẩy trẻ bị bại não
Cùng với việc ức chế những tư thế dị thường ở trẻ bị bại não, bạn nên phát triển khả năng vận động bình thường cho trẻ. Có nghĩa là trong quá trình rèn luyện không thể vì cải thiện các chi bị dị tật mà hạn chế các hoạt động của các chi nên giúp các chi hoạt động, rèn luyện khả năng vận động của các chi.

        2.3. Duy trì tập luyện tư thế cho trẻ bị bại não  là việc hết sức cần thiết
Trong khi tập luyện phục hồi cho trẻ bị bại não, bạn phải luôn chỉnh sửa tư thế cho trẻ, cố gắng duy trì tư thế bình thường, có tư thế tốt mới có thể thúc đẩy sự phát triển chức năng vận động bình thường.

        2.4. Cần chú ý đối xứng hai bên
Trong suốt quá trình tập luyện phục hồi, cần chú ý tập đều đối xứng giữa cả hai bên, đây là nền tảng để đảm bảo cho sự thăng bằng của cơ thể. Đối với chức năng vận động khác nhau của hai bên cơ thể, nếu dùng phương pháp tập luyện không hợp lý sẽ tạo sự chênh lệch trong vận động , mất đi sự thăng bằng.

        2.5. Nên rèn luyện liên tục của trẻ bị bại não  và tăng dần thêm cường độ
Trong quá trình tập luyện, sau khi trẻ có những động tác đạt quy định, cần phải tăng them cường độ để nhanh chóng đạt được sự ổn định.

  1. Điều trị trẻ bị bại não bằng tế bào gốc
Hiện nay cấy tế bào gốc đã được ứng dụng và bước đầu cho hiệu quả tốt.
Các nghiên cứu đã được tiến hành để tìm hiểu cơ chế hoạt động của các tế bào gốc giúp hữa trẻ bị bại não . Các nhà khoa học nhận thấy các tế bào gốc sau khi ghép  đã di chuyển lên não và tác động thông qua một số cơ chế khác nhau:

  • Tiết ra các chất chống lại quá trình đào thải và điều hòa các phản ứng miễn dịch tại chỗ.
  • Tiết ra các chất bảo vệ thần kinh và giúp các tế bào thần kinh phát triển
  • Biệt hóa thành các tế bào thần kinh đệm giúp tăng khả năng dẫn truyền các tín hiệu thần kinh
  • Biệt hóa thành các noron thần kinh và tương tác với các tế bào gốc thần kinh tại chỗ, kích thích các tế bào gốc thần kinh tăng sinh.

       3.1. Đối tượng điều trị của trẻ bị bại não  bằng ghép tế bào gốc
Các nguyên nhân do thiếu o xy não, vàng da nhân xảy ra trong thời kì sơ sinh, di chứng viêm não, viêm màng não, xuất huyết não .v.v. đều có thể áp dụng phương pháp ghép tế bào gốc. Còn với các nguyên nhân do các bệnh di truyền, chuyển hóa hoặc chưa rõ nguyên nhân thì việc áp dụng phương pháp ghép tế bào gốc không hiệu quả.

       3.2. Mục tiêu của điều trị trẻ bị bại não
Phục hồi các tế bào não tại vùng bị khuyết tật. Điều này sẽ giúp cho bệnh nhân có thể cải thiện các triệu chứng chủ yếu về thể chất và các chức năng vận động. Đa số bệnh nhân có cải thiện ngay sau lần cấy ghép đầu tiên hoặc thứ hai. Tình trạng bệnh của họ tiếp tục được cải thiện trong khoảng 6 tháng đến 1 năm. Đối với những bệnh nhân bại não, những kết quả đạt được đều rất khả quan.

4.Cách phòng tránh trẻ bị bại não

Khi có thai các bà mẹ phải hạn chế nguy cơ mắc những bệnh nhiễm khuẩn nhất là nhiễm các loại vi rút như: cúm, hồng ban, Herpes, Toxoplasma, vi rút tế bào khổng lồ…bởi các vi rút này dễ gây ra dị tật thai nhi, gây thai chết lưu, dị tật thần kinh bào thai như: dị tật não, dị tật thính giác và thị giác.

Để tránh nhiễm các loại vi rút này các bà mẹ khi có thai phải cải thiện điều kiện sống, môi trường sống, nâng cao sức khỏe, hạn chế đến nơi đông người và tránh xa những người có biểu hiện như bị cúm: hắt hơi, sổ mũi, đau mình mẩy, sốt…

Khi có thai các bà mẹ không nên dùng các chất gây nghiện, các chất kích thích nhất là rượu, thuốc lá. Không nên tiếp xúc với nguồn chất độc hại khi hành nghề như chì, thủy ngân. Bởi thai nhi dễ bị ngộ độc các chất này và sẽ bị suy dinh dưỡng bào thai, trẻ bị bại não, chậm trí khôn.

Bà mẹ có thai đến ngày gần đẻ ( thai 8 – 9 tháng ) nên chủ động đến cơ sở y tế để tiêm hoặc uống vitamin K, nhằm hạn chế mất máu nhiều trong cuộc đẻ, mẹ sẽ mau lại sức và có sữa để cho con bú, đồng thời cũng phòng ngừa được xuất huyết não – màng não sớm cho trẻ sơ sinh. Sau đẻ các bà mẹ nên ăn uống đủ chất nhất là đủ dầu mỡ, canxi và nên cho con tiêm hoặc uống vitamin K để phòng xuất huyết não – màng não sau giai đoạn sơ sinh.

Trẻ sau đẻ có hiện tượng vàng da sinh lý nếu như vàng da nhẹ và chỉ 5 – 10 ngày là hết. Khi phát hiện trẻ có vàng da sớm sau đẻ 2 – 3 ngày và mức độ vàng da đậm, tăng nhanh, nước tiểu vàng, bỏ bú…nhất là với các bà mẹ có nhóm máu Rh(-) thì phải sớm đưa trẻ đến cơ sở y tế điều trị.

Thực hiện tốt lịch tiêm chủng mở rộng cho trẻ em, đề phòng các bệnh dịch nhất là các bệnh viêm màng não, viêm não, bởi đây là nguyên nhân gây tử vong và tàn tật lớn nhất cho trẻ em.
Chủ động phòng tránh các tai nạn trong cuộc sống sinh hoạt của trẻ như chấn thương sọ não, tai nạn giao thông, ngạt nước…
Phòng chống các bệnh có thể gây trẻ bị bại não  như suy dinh dưỡng nặng, sốt cao co giật, động kinh.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét