Trẻ bị khô da, nứt nẻ là một trong những triệu chứng khiến trẻ vô cùng khó chịu, ngứa ngáy.Vậy nguyên nhân khiến trẻ bị khô da và cách điều trị như thế nào cho hiệu quả?
Làn da là một trong những bộ phận quan trọng nhất. Nó tạo nên vẻ bề ngoài và cho chúng ta có được xúc giác, cảm giác về nhiệt độ và bảo vệ chúng ta khỏi các tác nhân gây hại bên ngoài.
Tuy nhiên, khi da bị khô ráp, căng , tróc vảy, ngứa và đau, các chức năng da không còn hoạt động hiệu quả như trước – xúc giác kém nhạy cảm đi, nguy cơ tổn thương do ánh nắng mặt trời tăng lên và quá trình lão hóa sớm được đẩy nhanh, từ đó da dễ bị viêm nhiễm. Tránh được điều này là hoàn toàn có thể và các giải pháp thường tập trung xung quanh quy trình chăm sóc đối với làn da khô.
- Trẻ bị khô da nhẹ
Ban đầu tình trạng khô chỉ biểu hiện với cảm giác căng nhẹ trên da và cảm thấy chút khô ráp.
- Trẻ bị khô da
Sau đó khi da tiếp tục mất đi độ ẩm, làn da trở nên thô hơn, có thể có vết nứt hoặc tróc vảy và thường có cảm giác ngứa.
- Trẻ bị khô da nặng
Nếu tình trạng trẻ bị khô da không được điều trị hoặc chăm sóc da không hiệu quả, làn da có thể bị tổn thương nhiều hơn, da căng và trở nên khô ráp và nứt nẻ và cảm thấy ngứa dữ dội.
1.Nguyên nhân khiến trẻ bị khô da
Trẻ em tuy có đầy đủ các cơ quan như người lớn nhưng hoàn toàn không phải là một người lớn thu nhỏ. Các cơ quan trong cơ thể bé còn rất non nớt và dễ bị tổn thương. Đặc biệt, da của trẻ chưa có lớp bã nhờn, đây là điểm khác biệt rất quan trọng so với da của người lớn.
Chính các đặc điểm trên làm cho da bé dễ bị ảnh hưởng bởi không khí lạnh và trẻ bị khô da hơn người lớn. Các bé sẽ nhanh chóng bị khô da và môi ngay khi trời chuyển lạnh. Đặc biệt là mùa đông ở miền Bắc, các bé thường bị nẻ má và môi.
Khi môi nứt nẻ, thậm chí rỉ máu, bé sẽ đau đớn và khó chịu, điều này làm bé giảm bú vì khó bú. Nếu không chăm sóc kỹ, vết nứt sẽ lâu lành và bé có thể bị sụt cân. Không riêng gì môi, những bé dùng tã, trong giai đoạn nàycũng rất dễ bị hăm tã.
Vết hăm có thể ăn sâu vào da khiến bé luôn bứt rứt và không ngủ ngon được. Thói quen tắm lâu cho bé, tắm cho bé bằng nước quá nóng, lạm dụng điều hòa hay quạt sưởi, thậm chí thói quen uống ít nước, rửa mặt cho bé bằng nước quá nóng, không lau sạch miệng sau khi bé ăn cũng là nguyên nhân dẫn đến chứng nẻ môi, nẻ da, trẻ bị khô da.
2.Các điều trị trẻ bị khô da cực hiệu quả
Sữa mẹ
Nếu mẹ cảm thấy lo lắng với những “thứ lạ” trên có thể dùng sữa mẹ. Sữa mẹ có chứa nhiều kháng thể và vitamin rất tốt cho làn da bé nên trị nẻ , trẻ bị khô da cực hiệu quả. Tuy nhiên, mẹ cũng chỉ bôi từ 15-20 phút rồi lau sạch bằng khăn ấm.
Mật ong
Chắc hẳn nhiều mẹ tò mò và cảm thấy nghi ngờ khi dùng mật ong trị trẻ bị khô da, ngứa ngáy cho con? Nguyên do là trong mật ong chứa rất nhiều chất chống oxy hóa tự nhiên giúp nuôi dưỡng và giữ ẩm cho làn da bẻ khỏe mạnh. Chúng cũng giúp bảo vệ các bé chống lại tia UV có hại trong ánh nắng mặt trời.
Mật ong và sữa tươi:
Mẹ có thể lấy khoảng 3 thìa sữa tươi không đường và 1 thìa mật ong hòa đều rồi bôi vào má bé trong 15-20 phút, sau đó rửa sạch. Mật ong sẽ phục hồi và dưỡng ẩm cho làn da khô của bé, trong khi axit lactic trong sữa như một loại kem tẩy tế bào chết mà không gây kích ứng cho bé, giúp hồi sinh da mới.
Sữa cũng giúp làn da của bé giữ lại được các loại dầu và độ ẩm tự nhiên của nó. Mẹ cũng có thể áp dụng cách này để tắm cho con: Nguyên liệu bao gồm 1 cốc sữa nguyên chất và 2 muỗng canh mật ong. Đổ cả 2 loại vào bồn tắm có nước ấm và để bé ngâm mình trong khoảng 15-20 phút.
Mẹ dùng khăn mềm chà lên cơ thể bé một cách nhẹ nhàng. Điều này không chỉ giúp da bé không khô nẻ mà ngày càng trắng hồng mịn màng.
– Mật ong và bột yến mạch:
Bột yến mạch là một biện pháp khắc phục hiệu quả cho những trẻ bị khô da trầm trọng vì nó giúp nhẹ nhàng làm tróc da chết và chữa lành các mô da.
Mẹ có thể kết hợp 2-3 thìa canh mật ong trộn, 2 thìa nước hoa hồng với ½ cốc bột yến mạch chưa nấu chín vào trong một cái bát. Sau đó cho hỗn hợp này bôi nhẹ nhàng lên hai chân và hai tay bé. Nếu bé bị nẻ tay chân. Đợi 10 phút rồi nhẹ nhàng chà chân tay của bạn rồi rửa lại bằng nước ấm.
Mẹ nên thực hiện cách này 1 tuần 1 lần để phục hồi da trẻ bị khô da
Dầu dừa
Dầu dừa là một loại thuốc trị khô nẻ và ngứa da tuyệt vời cho bé. Không chỉ giúp làm dịu làn da bị kích thích mà cũng ngăn ngừa tình trạng làn da bị nhiễm khuẩn. Hơn nữa, dầu dừa sẽ không làm tắc nghẽn lỗ chân lông và có thể giúp dễ dàng thẩm thấu vào da.
Củ đậu
Khi thời tiết hanh khô, làn da dễ bị mất nước, trẻ bị khô da, các mẹ có thể dùng củ đậu tươi thái lát, đắp hoặc ép lấy nước để làm mặt nạ bôi mặt cho các bé sẽ giúp làn da thêm mịn màng, khỏi khô và nứt nẻ.
Dầu ôliu
Bạn cũng có thể dùng dầu ô liu để tắm cho con. Thoa một vài giọt dầu ô liu trong nước tắm ấm 10 phút sẽ khiến con giảm nẻ da.
Bột yến mạch
Bạn cũng có thể hòa trực tiếp bột yến mạch (đã nghiền nhỏ) vào nước tắm ấm cho bé. Dùng nước trong bồn tắm cho bé và ở những chỗ trẻ bị khô da , mẹ dùng một miếng vải hoặc khăn mặt mềm thấm nước tắm đắp lên.
Đây là cách hiệu quả giúp làm dịu da ngứa ngáy vì khô nẻ của bé. Lưu ý các mẹ không đặt miếng vải vào các khu vực như miệng, mắt, mũi bé.
Dầu hạt hướng dương Dầu hạt hướng dương cũng giàu axit béo thiết yếu và cũng được biết đến với lợi ích giữ ẩm. Nó cũng thực sự tuyệt vời cho việc dưỡng ẩm làn da nhạy cảm và khô nẻ ở bé đấy.
Mỡ từ gà, ngỗng, hoặc vịt
Ngày xưa các cụ thường dùng mỡ từ gà, ngỗng, vịt để làm mềm môi, bôi da nứt nẻ cho cả người lớn và trẻ nhỏ. Và đó cũng là một liệu pháp rất tuyệt vời để chống môi khô, trẻ bị khô da, nứt nẻ.
Dưa chuột
Nếu trẻ bị khô da , bạn chỉ cần cắt vài lát dưa chuột và chà nhẹ chúng lên môi bé hoặc ép ấy nước dưa chuột bôi lên vùng da bị khô, nứt nẻ của bé. Để như vậy trong khoảng 20 phút rồi rửa sạch lại bằng nước ấm, bé sẽ có làn da mềm mại và không hề nứt nẻ nữa
Nước
Cho bé uống đủ nước, nước rất cần cho da nhất là vào lúc thời tiết hanh khô. Nên có một máy tạo hơi ẩm trong phòng nếu để bé trong phòng có máy điều hòa nhiệt độ. Cho bé ăn hoặc uống những loại hoa quả giàu vitamin C như cam, quýt, bưởi, táo… sẽ rất tốt cho làn da của bé trong mùa khô hanh.
3,Phòng tránh trẻ bị khô da
Để phòng tránh trẻ bị khô da , bạn nên lưu ý một số điều sau:
– Bố mẹ cần rút ngắn thời gian tắm cho trẻ bị khô da bởi nếu tắm quá lâu, da bé sẽ mất nước, khô ráp vì lớp dầu tự nhiên trên da bị trôi mất.
– Không dùng nước quá nóng để tắm cho trẻ bị khô da . Với tình trạng nước máy chứa nhiều clo, mẹ nên dùng nước đun sôi để nguội pha với nước nóng để tắm cho con. Ngoài ra cũng nên dùng những loại dầu gội, sữa tắm có nguồn gốc từ thiên nhiên.
– Thói quen dùng quạt sưởi để tắm cho trẻ bị khô da cũng cần hạn chế bởi đâu là một trong những nguyên nhân khiến da bé khô nẻ. Trước khi ra khỏi phòng, mẹ nên tắt các thiết bị sưởi trước đó 15-20 phút để bé quen dần với nhiệt độ môi trường, đeo tất tay, tất chân để giữ ấm cho bé.
– Dùng kem dưỡng ẩm cho trẻ bị khô da : Chọn các loại kem có nguồn gốc thiên nhiên để sử dụng, có tác dụng giữ nước cho da mà vẫn cho phép da “thở” được.
– Tránh thay đổi nhiệt độ đột ngột: Bạn không nên để nhiệt độ trong phòng trẻ bị khô da quá khác biệt với nhiệt độ thực tế ngoài trời (tránh để điều hòa nóng hoặc lò sưởi trong phòng bé ở nhiệt độ cao).
Điều này sẽ khiến t rẻ bị khô da do mất nước và bé có thể bị sốc khi ra ngoài đột ngột. Nếu có việc phải đưa bé ra ngoài, bạn nên tắt các thiết bị sưởi trong phòng bé trước đó khoảng 15-20 phút để cơ thể bé quen dần với nhiệt độ môi trường.
– Chú ý giữ ấm cho vùng tay chân hoặc vùng mặt bé khi ra ngoài: Gió lạnh là kẻ thù làm khô da bé nhanh nhất.
– Cho trẻ bị khô da uống đủ nước. Cho bé ăn hoặc uống những loại hoa quả giàu vitamin C như cam, quýt, bưởi, táo… sẽ rất tốt cho làn da của bé trong mùa khô hanh.
– Thỉnh thoảng các mẹ có thể rửa mặt hay tắm cho con bằng nước muối nhưng nên pha thật loãng. Nước muối giúp giữ nước cho da, làm da đỡ khô nhưng không được lạm dụng nếu không sẽ phản tác dụng.
– Bố mẹ cần lưu ý luôn giữ cho tay trẻ sạch sẽ, hạn chế việc các bé đưa tay sờ, gãi lên mặt. Nếu tay trẻ bị khô da bẩn mà thường xuyên tiếp xúc lên vùng da bị nứt nẻ có thể dẫn tới nhiễm trùng.
Dấu hiệu cần đưa trẻ bị khô da đi khám ngay
Trẻ bị khô da, ngứa kèm theo những mảng đỏ. Đây có thể là dấu hiệu cảnh báo chứng chàm bội nhiễm ở bé. Một vài trường hợp chứng khô da ở bé có thể chuyển thành bệnh vảy cá. Chứng bệnh này được biểu hiện bằng những lớp vảy được xếp trên trẻ bị khô da . Hoặc da bé bị chảy mù vàng, có dấu hiệu sưng phù hoặc nứt nẻ quá mức.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét