Trẻ bị cảm nắng là một trong những triệu chứng thường gặp nhất ở trẻ vào mùa hè. Vậy nguyên nhân và cách điều trị cho trẻ bị cảm nắng như thế nào cho hiệu quả?
1.Dấu hiệu trẻ bị cảm nắng
Những dấu hiệu gợi ý sau đây báo hiệu trẻ bị cảm nắng :
– Mệt mỏi, mắt lờ đờ.
– Cơ thể nóng ran, mặt đỏ gay, thân nhiệt lên đến 41oC.
– Trẻ than đau đầu, chóng mặt, hoa mắt.
– Trẻ có giác buồn nôn, ói mửa.
– Một số trẻ có thể bị ngất xỉu.
– Nhịp thở yếu, nhanh.
– Mạch nhanh yếu, khó bắt hoặc thậm chí không bắt được mạch.
2.Mẹ phải làm gì khi trẻ bị cảm nắng
Khi trẻ bị cảm nắng , cần ngay lập tức gọi bác sĩ để xử lý, khi bác sĩ chưa đến, có thể thực hiện một số động tác sơ cứu sau:
– Đặt trẻ nằm ở nơi mát, chân nâng cao.
– Cho trẻ uống một ly nước lạnh mỗi 15 phút cho đến khi trẻ cảm thấy đỡ hơn.
– Sau khi cho trẻ uống 2-3 ly nước, mang bé đến cơ sở y tế để bác sĩ đánh giá tình trạng mất nước của bé và điều trị bù nước thích hợp.
– Vẫn tiếp tục cho bé uống nước trên đường chở bé đến cơ sở y tế.
Khi cần phải cho bé tập luyện ngoài trời nắng thì trước đó vài ngày nên có thời gian cho bé ra nắng để cơ thể quen dần với tác động của nắng nóng.
– Cho uống thêm nhiều nước khi trẻ chơi đùa, học tập và luyện tập trong môi trường nóng bức.
– Tránh cho trẻ chơi đùa quá lâu ngoài trời nắng, đặc biệt là khoảng từ 10 giờ sáng đến 2 giờ trưa.
– Cho trẻ bị cảm nắng mặc quần áo nhẹ, màu sáng, đội nón rộng vành sẽ giúp trẻ bớt nóng
– Tránh cho trẻ tập luyện quá sức ở ngoài trời nắng. Nếu trẻ cảm thấy khó chịu, cho trẻ ngừng ngay việc tập luyện và vào chỗ có bóng mát nghỉ ngơi.
– Nếu trẻ phải thường xuyên tập luyện, học tập ngoài nắng thì nên cho trẻ giải lao sau một khoảng thời gian, cho trẻ vào chỗ có bóng mát nghỉ ngơi và uống nước.
Những điều tuyệt đối tránh khi bị cảm nắng
Không nên uống quá nhiều nước: Không uống nước quá nhiều một lúc mà nên chia làm nhiều lần, mỗi lần uống một ít. Vì nếu uống liền lúc quá nhiều nước không những ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa mà còn làm loãng dịch dạ dày, khiến cơ thể ra quá nhiều mồ hôi, từ đó gây mất nước và lượng muối trong cơ thể. Trường hợp nghiêm trọng còn gây chuột rút đường đột.
– Không nên cho trẻ bị cảm nắng ăn hoa quả lạnh: Những người thường xuyên bị say nắng khi ra ngoài trời thường bị suy nhược về tì và vị (dạ dày), nếu ăn quá nhiều hoa quả lạnh, những thực phẩm tính hàn dễ làm tổn thương đến dạ dày, gây trướng bụng, tiêu chảy, đau bụng.
– Không ăn thực phẩm nhiều dầu mỡ: Sau khi trẻ bị cảm nắng , tuyệt đối tránh xa các loại thực phẩm nhiều dầu mỡ, để phần nào giúp cơ thể thích ứng với chức năng tiêu hóa của dạ dày trong mùa hè oi bức.
Nếu ăn quá nhiều thực phẩm chiên rán nhiều dầu mỡ, dạ dày bị tăng thêm gánh nặng khiến lượng lớn máu của cơ thể dồn đọng ở đường tiêu hóa, lúc đó sẽ thiếu máu để đưa lên não, làm cho cơ thể có cảm giác mệt mỏi hơn, chứng khó tiêu hóa lại thêm trầm trọng.
– Không nên cho trẻ bị cảm nắng ăn nhiều thực phẩm giàu dinh dưỡng: Sau khi bị say nắng, hơi nóng vẫn chưa hoàn toàn hạ hỏa. Việc ăn uống các loại thực phẩm quá giàu chất dinh dưỡng không những chẳng có tác dụng giải cơn say nắng, ngược lại còn kéo dài thêm khí nóng trong người, gây thêm mệt mỏi và hại cho đường tiêu hóa
4.Điều trị cho trẻ bị cảm nắng
Trị trẻ bị cảm nắng bằng thảo dược là phương pháp hữu hiệu được lưu truyền từ xưa đến nay cho nhiều thế hệ người Việt. Từ những thảo dược thiên nhiên quý giá như hương nhu, gừng, chanh, các loại trái cây giàu vitamin C… là những nguyên liệu mà các bậc làm cha mẹ dễ dàng tìm mua ở chợ hay sưu tầm đễ bào chế thành những bài thuốc chữa say nắng hiệu quả và an toàn cho sức khỏe của trẻ nhỏ.
Triệu chứng bệnh trẻ bị cảm nắng
Bệnh cảm nắng ở trẻ biểu hiện lúc đầu là da nóng, ra mồ hôi nhiều, khát nước, đau đầu, chóng mặt, tim đập mạnh, buồn nôn, tâm thần mệt mỏi…Nếu trẻ mắc phải các triệu chứng trên thì các mẹ nên áp dụng cách chữa cảm nắng đơn giản tại nhà như làm mát giúp “hạ hỏa ” hoặc chế biến những món ăn mùa hè từ rau củ và trái cây tươi giàu vitamin C làm tăng sức đề kháng để giúp trẻ vượt qua nhiều bệnh trong mùa nóng.
Trong chuyên bài thuốc và sức khỏe kì này, bác sĩ gia đình chia sẻ đến các mẹ một số bài thuốcchữa say nắng đơn giản cho trẻ theo y học cổ truyền mà nguyên liệu chính là thảo dược thiên nhiên, giúp các mẹ trang bị thêm một số kinh nghiệm chăm sóc sức khỏe cho trẻ tại nhà vào mùa nắng nóng.
Trị trẻ bị cảm nắng với Hương nhu
Theo YHCT, Hương nhu (é tía) có vị cay, tính ôn, có tác dụng ra mồ hôi, giảm sốt,…là loại dược liệu dùng trong các bài thuốc trị trẻ bị cảm nắng , nhất là cảm mùa hè do tắm trẻ tắm ngoài trời vào bữa trưa oi nóng hay ăn uống không lành mạnh nên trẻ biểu hiện nóng sốt, sợ lạnh, không ra mồ hôi, nhức đầu.
Lúc này, các mẹ nên dùng 20gam hương nhu, 8 gam gừng tươi, cho vào 500 ml nước rồi đun sôi khoảng 15 phút. Gạn phần nước cho trẻ uống khi còn nóng, đắp mền cho toát mồ hôi là khỏi bệnh say nắng ngay.
Vào mùa hè do nắng nóng ra mồ hôi nhiều khiến cơ thể mệt mỏi, trẻ biếng ăn các mẹ nhớ bổ sung các loại trái cây giàu vitamin C như dưa hấu, dưa vàng, cam, chanh,…vào thực đơn hằng ngày để tăng cường sức đề kháng cho trẻ.
Cần chú ý cho trẻ bị cảm nắng uống đủ nước trước khi đi học hay đi chơi trong những ngày nắng nóng, cho trẻ ăn mặc thoáng mát, đội nón, che dù khi đi dưới trời nắng. Cho trẻ vui chơi, thể dục thể thao trong bóng râm, không hoạt động ngoài trời nắng nóng quá lâu.
Trị bệnh cảm nắng ở trẻ với Lá tre
Ngoài bài thuốc chữa say nắng từ Hương nhu thì các mẹ cũng nên chú ý đến các mẹo phòng ngừa bệnh cảm nắng cho trẻ mà Đông Y Thái Phương gợi ý trên và có thể áp dụng thêm một bài thuốc dân gian khác từ Lá tre và cho trẻ uống thay nước hằng ngày để bảo đảm cho trẻ một sức khỏe tốt trong những ngày hè nóng bức này, phòng bệnh hơn chữa bệnh.
Từ rất lâu đời trong dân gian Lá tre được dùng làm thuốc vì theo YHCT Lá tre có tác dụng thanh nhiệt trừ phiền, lợi tiểu. Để chữa bệnh nhiệt ở phủ vị thường dùng Lá tre khoảng 20 gam, sắn dây 20 gam, mạch môn 20 gam, cam thảo đất 20 gam, thổ phục linh 20 gam, hương nhu 30 gam, sâm đại hành 20 gam.
Tất cả nguyên liệu trên cho trẻ bị cảm nắng trẻ bị thuỷ đậu vào cùng 3 lít nước nấu sôi, uống thay nước hằng ngày sẽ phòng ngừa cảm nắng hay say nắng. Bài thuốc này nguyên liệu khá cầu kỳ nhưng tác dụng thì rất linh nghiệm.
Qua hai bài thuốc từ dược liệu dân gian cùng với kiến thức phòng tránh bệnh cảm nắng ở trẻ là cẩm nang bệnh giúp các mẹ chữa say nắng đơn giản cho trẻ tại nhà, hạn chế những biến chứng đến hệ thần kinh sau này.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét